Đũa khuấy hóa chất phòng thí nghiệm

 Trục cánh khuấy (đũa khuấy) là sản phẩm rất quan trọng trong khuấy trộn. Trục cánh khuấy có kích thước lớn thường khuấy cho bồn chứa, thùng chứa. Đũa khuấy có kích thước nhỏ được dùng nhiều trong khuấy cốc phòng thí nghiệm hoặc trong các thùng chứa có dung tích nhỏ để xử lý các mẫu vật.

Đũa khuấy hóa chất phòng thí nghiệm 


Trong bất kỳ phòng thí nghiệm ( phòng lab) nào cũng có bộ khuấy hoặc lắc mẫu vật thường là các máy khuấy để bàn sử dụng điện áp 1pha/200v nhỏ gọn và tiện lợi. Chính vì thế các đũa khuấy inox được sử dung phổ biến khuấy tan dung dịch trong cốc định mức. Do đó đùa khuấy sẽ có các thông số tiêu chuẩn sau

Thông số kỹ thuật đũa khuấy inox:

– Chiều dài đũa khuấy 400mm

– Đường cánh cánh 50-60mm

– Đường kính trục: 6-8mm

– Loại cánh: 2, 3 cánh, cánh dạng bản, cánh dạng tua bin

– Chất liệu: Inox 304

Ogieo Việt Nam là nhà cung cấp trục cánh khuấy, bể tách mỡ, bồn chứa inox hàng đầu Việt Nam

– Chuyên Nghiệp

– Chính xác là những gì chúng tôi muốn đem lại cho khách hàng

Chi tiết:

http://ogieo.com/dua-khuay-hoa-chat-phong-thi-nghiem-phong-lab/

Mương thoát sàn bếp ăn và căng teen

 Mương thoát nước hay còn gọi là kênh thoát nước sàn inox được kết nối trực tiếp với hệ thống thoát nước của khu bếp và đưa ra ngoài, lúc vệ sinh khu bếp chúng ta có thể dùng vòi xịt nước vệ sinh thoải mái, nước bẩn sẽ chảy vào mương thoát sàn và ra ngoài.

Mương thoát sàn bếp ăn và căng teen hoạt động như thế nào ?

Với khu Bếp Nhà Hàng, Bếp công nghiệp hiện đại thì việc vệ sinh hằng ngày luôn là vấn đề quan trọng, để đảm bảo việc vệ sinh dễ dàng, không tốn nhiều công sức cho nhân viên thì cần một hệ thống mương vỉ thoát sàn inox chất liệu inox là cần thiết.

Sản phẩm làm bằng Inox 304 được kết nối trực tiếp với hệ thống thoát nước của khu bếp và đưa ra ngoài, lúc vệ sinh khu bếp chúng ta có thể dùng vòi xịt nước vệ sinh thoải mái, nước bẩn sẽ chảy vào hệ thống mương và ra ngoài

Cấu tạo mương thoát sàn inox

Một phần mương phải nằm trong đất nên cần sự chắc chắn, chống ăn mòn, chống gỉ, bền bỉ với thời gian…thì chất liệu inox là hợp lý nhất kể cả về giá thành lẫn chất lượng. 

Trong việc thi công mương thoát sàn cần phải chú ý việc canh độ dốc phù hợp để nước chảy theo chiều cần thiết, và việc đào mương phải tính tới việc tránh các đường nước ống nước đã có sẵn hay những hố ga…

Ogieo Việt Nam là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế – sản xuất – thi công – lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp, bếp nhà hàng, thiết bị bar – cafe,…uy tín hàng đầu Việt Nam.

Chi tiết:

http://ogieo.com/muong-thoat-san-bep-an-va-cang-teen-hoat-dong-nhu-the-nao/

Giải pháp bể tách mỡ tại Hà Đông, Từ Liêm Hà Nội

Giải pháp tách mỡ chung cư, gia đình, nhà hàng, nhà bếp tại Hà đông, Từ Liêm:
 Lắp bể tách mỡ ngay dưới chậu rửa. Bể tách mỡ inox chung cư được thiết kế đặc biệt ở đây là các ngăn inox sẽ không hàn sát đáy mà cách đáy 1 – 2 cm giúp nước có thể dễ dàng chảy ngầm qua các ngăn và thoát ra ngoài.
Ngăn số 1: Có nhiệm vụ chính là làm giảm động năng của nước, ổn định cũng như giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn.
Ngăn số 2: Vai trò chính trong việc giữ lại phần mỡ nhẹ hơn nổi bên trên bề mặt.
Ngăn số 3: Giam giữ triệt để các thành phần mỡ nhỏ li ty, và thoát nước sạch ra khỏi bể.
Với hiệu quả giữ lại mỡ lên tới 95% đảm bảo hệ thống thoát nước nhà bạn không bao giờ bị tắc.

Giải pháp bể tách mỡ tại Hà Đông, Từ Liêm Hà Nội

          Vật liệu cấu thành lên bể tách mỡ là inox 304 không bị oxy hóa bởi thời gian, có khả năng chống ăn mòn cao bởi các chất tẩy rửa hóa học. Đảm bảo độ bền vững trong thời gian dài.
Đặc biệt với cấu tạo các ngăn lớn và một lớp zoăng cao su nơi miệng bể tách mỡ đảm bảo mùi khó chịu sẽ không có cách nào ảnh hưởng tới căn hộ của bạn mặc cho ngoài kia có xảy ra vấn đề gì.
Chi tiết:
Liên hệ:
Công ty TNHH Ogieo Việt Nam
ĐT: 0983 265 215
Email: sales.ogieo.com

Bể tách mỡ tại khu vực Thường Tín

 Ogieo là nhà cung cấp bể tách mỡ chính hãng Otank.  Chất lượng hiệu suát xử lý cao. Sản phẩm đa dạng phù hợp với căn hộ gia đình và nhà hàng ăn uống, nhà hàng lẩu....Chúng tôi cung cấp sản phẩm bể tách mỡ tại:


Bể tách mỡ tại khu vực Thường Tín

Cung cấp bể tách mỡ tại xã VĂN TỰ

Xã Văn Tự nằm ở phía tây nam huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 5,17 km2, dân số 9.563 người, đa số là người Kinh; phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Tô Hiệu; phía Nam giáp xã Minh Cường; phía...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã VĂN BÌNH

Xã Văn Bình nằm sát trung tâm huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 5,2 km2, dân số 10.733 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Nhị Khê và Duyên Thái, phía Đông giáp xã Liên Phương,...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã VẠN ĐIỂM

1. Địa lý, địa điểm: Xã Vạn Điểm là xã trực thuộc huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội là xã loại 2 nằm phía Nam cuối...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã VĂN PHÚ

Xã Văn Phú nằm sát trung tâm huyện Thường Tín về phía Tây, có diện tích tự nhiên là 3,08 km2, dân số 7.835 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Văn bình, phía Nam giáp xã Nguyễn Trãi, phía...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã VÂN TẢO

Vân Tảo là một trong những xã nằm ở phía Đông huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 5,04 km2, dân số là 11.074 người, đa số là người Kinh theo truyền thống thờ cúng tổ tiên, có khoảng 3% dân...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã TỰ NHIÊN

Xã Tự Nhiên nằm ở phía đông huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 7,12 km2, dân số 9.844 người, đa số là người Kinh theo truyền thống thờ cúng tổ tiên, có khoảng 1,2% dân số theo đạo Thiên...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã THẮNG LỢI

Xã Thắng Lợi nằm ở phía Nam huyện, có diện tích tự nhiên là 5,91 km 2 , dân số là 9.614 người, đa số là người Kinh; phía Bắc...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã TÔ HIỆU

Tô Hiệu là xã nằm ở phía Nam huyện, có diện tích tự nhiên là 5,39 km2, dân số là 12.088 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Thắng Lợi, phía Nam giáp xã Văn Tự, phía Đông giáp xã Thống Nhất...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã THƯ PHÚ

Xã Thư Phú nằm ở phía Đông huyện Thường Tín, xã có diện tích tự nhiên là 7,2 km2, dân số 6.508 người, đa số là người Kinh. 97% dân số theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, 3% dân số theo đạo Thiên...

Cung cấp bể tách mỡ tại THỊ TRẤN THƯỜNG TÍN

Thị trấn Thường Tín được thành lập ngày 19/3/1988, theo Quyết định số 49/1988/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cung cấp bể tách mỡ tại xã TIỀN PHONG

Xã Tiền Phong nằm ở phía Tây huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 4,58 km2, dân số 9.693 người, đa số là người Kinh; Phía bắc giáp xã Hiền Giang, phía đông nam giáp xã Tân Minh, phía tây nam...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã THỐNG NHẤT

Xã Thống Nhất nằm ở phía Đông Nam huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 4,54 km2, dân số 7.629 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Lê Lợi; phía Tây giáp xã Tô Hiệu; phía Nam giáp xã...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã TÂN MINH

Tân Minh là xã nằm ở phía Tây huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên 7,4 km2, dân số 9.079 người, đa số là người Kinh. Xã có 2 tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo (tập trung chủ yếu ở thôn...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã NINH SỞ

Ninh Sở là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên 4,93km2, dân số 9.425 người, đa số là người Kinh; có 54% dân số theo truyền thống thờ cúng tổ tiên; 46% dân số theo đạo...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã NGHIÊM XUYÊN

Xã Nghiêm Xuyên nằm ở phía Nam huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 6,01 km 2 , dân số 6.451 người, đa...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã QUẤT ĐỘNG

Xã Quất động nằm giữa huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 4,84 km2, dân số 8.329 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Hà Hồi; phía Nam, Đông Nam giáp xã Thắng Lợi và xã Thư Phú; phía...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã NHỊ KHÊ

Xã Nhị Khê nằm ở phía Bắc huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên là 6,6 km2, dân số 7.333 người, đa số là người Kinh; phía Bắc và phía Tây là sông Tô Lịch, phía Đông là Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã NGUYỄN TRÃI

Xã Nguyễn Trãi ở phía Tây Nam huyện, có diện tích tự nhiên 5,76 km2, dân số 9.841 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Văn Phú, phía Nam giáp xã Dũng Tiến, phía Đông giáp xã Quất Động, phía...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã MINH CƯỜNG

1. Địa lý, địa điểm Xã Minh Cường là xã trực thuộc huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội là xã loại 2 nằm phía Nam...

Cung cấp bể tách mỡ tại xã LIÊN PHƯƠNG

Xã Liên Phương nằm ở phía Bắc huyện Thường Tín, có diện tích tự nhiên 2,53 km2, dân số 8.562 người, đa số là người Kinh; phía Bắc giáp xã Duyên Thái và Ninh Sở, phía Nam giáp xã Hà Hồi, phía Đông...
Link trực tiếp:
      XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG
Hotline: 0983 265 215
Công ty TNHH Ogieo Việt Nam
Email: sales.ogieo.com
Web: www.ogieo.com

Bể tách mỡ tại Vân Đồn - Quảng Ninh

   Nhận cung cấp các dòng sản phẩm bể tách mỡ làm bằng inox 304 tại Quảng Ninh. Khách hàng có thể liên hệ sdt 0983 265 215 để đặt hàng: bể tách mỡ gia đình, bể tách mỡ công nghiệp, bể tách mỡ nhà hàng khách sạn, bể tách mỡ cho nhà bếp căng tin trường học bệnh viện. Các bể tách mỡ có thể tích 20 lít, 40 lít, 100 lít, 200 lít, 1000 lít, 1200 lít. Đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại. Ngoài các loại được sản xuất sẵn chúng tôi còn nhận tư vấn lắp đặt các bể tách mỡ có kích thước cho phù hợp với các bản thiết kế của khách hàng.

 1: Chúng tôi cam kết các sản phẩm được giao tới tay khách hàng giống với hình ảnh chúng tôi minh họa trên trang website www.ogieo.com của mình.
2: Tất cả các đơn giao hàng  khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng, và khách hàng kiểm tra hàng hóa có đúng với như trong báo giá. Nếu không đúng như cam kết khách hàng có quyền không nhận hàng.
3: Chúng tôi cam kết giao hàng thuận lợi nhát. Với việc hợp tác với các hãng vận chuyển hàng hóa có tiếng tăm và mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành phố của Việt Nam như Viettelpost, Kerry express, giaohangnhanh, giao hàng tiết kiệm...Các bạn có thể dễ dàng lựa chọn hình thức vận chuyển sao phù hợp với mình.
Liên hệ với chúng tôi:
Công ty TNHH Ogieo Việt Nam
Hotline: 0983 265 215
Web: www.ogieo.com

Cấu tạo của bể tách mỡ cung cấp tại Huế

Cấu tạo của bể tách mỡ tại Huế gồm 3 ngăn chính được chia như sau.
Bao gồm 3 ngăn 1 -2 -3 là ba ngăn làm việc chính sau này của bể:
Ngăn số 1 có vai trò giữ lại lượng rác lượng cặn đi vào bể. Ngăn số 2 là ngăn hoạt động chính của bể tách mỡ, lượng mỡ tách ra được từ quá trình tách mỡ sẽ năm lại đây lên tới 80%. Ngăn số 3 đơn giản là nơi ổn định dòng nước sạch và đưa nước không còn mỡ thải đi ra ngoài.
Cấu tạo của bể tách mỡ cung cấp tại Huế

4: chính là đường ống nước đầu vào của bể, đây sẽ là nơi nước thải đi vào trong bể.
5: Giỏ rác giữ lại nước rác bẩn trong nước và có vai trò như một tấm đỡ làm giảm tốc độ của nước thải đầu vào.
6: Vách ngăn không cố định: Tạo hình cho bể tách mỡ và có thể nhấc lên nhấc xuống 1 cách dễ dàng, thuận tiện trong quá trình vệ sinh bể sau này.
7: Đường ống đầu ra của bể với 9 là đường ống thoát hơi tránh trường hợp bể tách mỡ bị tắc không kịp thoát khỏi bể.
8: Nắp bể, sẽ tạo ra một không gian riêng cho bể.
Đối với sản phẩm này chúng tôi đặc biệt thiết kế và bán tại thị trường bể tách mỡ tại Huế với giá cạnh tranh nhất. Sẵn sàng hợp tác với các đơn vị muốn mua với số lượng lớn để cung cấp cho dự án. Vì được biết Hải Phòng đang được đón các luồng đầu tư mới cho các dự án của mình.
Tham khảo thêm về sản phẩm:
Công ty TNHH Ogieo Việt Nam
ĐT: 0983 265 215

#betachmotaihue, #betachmotainhatrang, #betachmochungcu

Ngao du Thái nguyên của Otank tách mỡ

1. Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà

Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà là một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Hang Phượng Hoàng nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng huyện Võ Nhai. Cách thành phố Thái Nguyên 45 km và nằm rất gần quốc lộ 1B (Thái Nguyên – Lạng Sơn) ở vị trí sát ranh giới giữa hai tỉnh.

Hang Phượng Hoàng

Hang-Phượng-Hoàng-du-lịch-Thái-Nguyên
Hang Phượng Hoàng nằm ở lưng chừng núi, có chu vi 380 m, từ trần hang đến đáy hang khoảng trên 70m. Đáy hang có mỏ nước lạnh trong vắt. Hang gồm có 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối.
Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả ba cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá hay thạch nhũ trong hang lung linh, huyền ảo. Các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ. Có thể liên tưởng đến nhiều hình ảnh như hổ, báo, voi hay cây bút, người vũ nữ…

Suối Mỏ Gà và Hang Mỏ Gà

Hang-Phượng-Hoàng-địa-điểm-du-lịch-Thái-Nguyên
Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Mỏ Gà. Được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng hang. Hang Mỏ Gà cách hang Phượng Hoàng chỉ 100 m. Hang rộng chừng 10-15m, cao 2m-15m, chiều sâu của hang 150- 200m. Nước suối Mỏ Gà chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ với độ cao 2 m.
Nước suối nói chung chỉ sâu đến đầu gối, song lại có vũng nước nhỏ sâu như bể bơi. Du khách có thể tận hưởng cảm giác leo lên vách hang cao 10m và nhảy xuống. Vì là dòng suối chảy trong hang nên nếu muốn khám phá phải dùng đèn pin. Suối Mỏ Gà nhiều thác ghềnh dài khoảng 10–15 m. Dòng nước chảy tại những ghềnh thác này được ví như những dải lụa. 

Truyền thuyết về Núi Phượng Hoàng

Suối-Mỏ-Gà-địa-điểm-du-lịch-Thái-Nguyên
Từ dưới nhìn lên, núi Phượng Hoàng có hai hòn đá với hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng là vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá. Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng.

2. Hồ Kim Đĩnh

Hồ Kim Đĩnh rộng hơn 35ha xen lẫn với các cánh rừng xanh biếc ngút ngàn. Những thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi nhô ra tạo nên các eo, các bán đảo hoang sơ đến kỳ lạ. Bao quanh hồ là rừng thông, keo, bạch đàn lâu năm. Thảm thực vật tại đây rất phong phú với nhiều cây hoa tự nhiên mang đến một không gian thanh bình, tĩnh lặng.
Hồ-Kim-Đĩnh-du-lịch-Thái-Nguyên
Hồ Kim Đĩnh thuộc Xã Tân Kim, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. Hồ Kim Đĩnh, là nơi “đắc địa” hội tụ “sinh khí” của thiên nhiên, của trời và đất. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ của thiên nhiên ban tặng. Nằm lọt trong khu vực rừng cây hồ nước tự nhiên, đồi bát úp, không khí trong lành. Cảnh quan thơ mộng và vẻ đẹp yên bình của làng quê Việt Nam. Mang đến một không gian sống tuyệt vời để nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí.

3. Đồi chè Tân Cương

Đồi chè Tân Cương là một khu vực đồi bát úp nhấp nhô, đất đai màu mỡ, môi trường sinh thái trong lành, mát mẻ. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này linh khí, hồn cốt, làm nên thứ chè đặc sản mà ai đã từng thưởng thức thì khó thể nào quên. Chè Tân Cương có hương thơm tự nhiên dìu dịu. Vị chát nhẹ, màu nước vàng xanh, khi uống có hậu ngọt lắng sâu trong vị giác người thưởng thức. Làm mê mẩn những ai yêu thích nghệ thuật thưởng trà.
Đồi-chè-Tân-Cương-du-lịch-Thái-Nguyên
Du lịch Đồi chè Tân Cương, bạn sẽ được dịp chiêm ngưỡng những nương chè xanh mướt mát. Được ngắm nhìn những động tác hái chè điêu luyện như đang múa của chị em phụ nữ trên nương. Tìm hiểu cách thức sao chè, vò chè bằng phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến thăm thú những cây chè cổ nhiều năm tuổi tại xóm Lam Sơn ngay dưới chân núi Guộc, và nghe người già kể những chuyện thú vị về Đồi chè Tân Cương.
Không-gian-văn-hóa-trà-Tân-Cương-du-lịch-Thái-Nguyên
Nơi đây còn công trình Không gian văn hóa trà Tân Cương được xây dựng bề thế và đẹp mắt. Là nơi trưng bày triễn lãm nhiều thông tin bổ ích về Vùng chè đặc sản Tân Cương. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn cách thưởng trà bài bản và cảm nhận trọn vẹn hương vị thiên nhiên được kết tụ trong mỗi búp chè.
Lễ hội Văn hóa trà truyền thống, độc đáo được nâng tầm thành Fesival Trà Thái Nguyên. Tại lễ hội, những thiếu nữ mang lễ phục truyền thống, giới thiệu về nghệ thuật pha trà, thưởng trà trên nền các làn điệu dân ca, hát chầu văn, hát then… quyến rũ. Đến với Không gian văn hóa trà, bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử thưởng trà thanh tao đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Sau đó nhấp chén trà thoảng mùi hương cốm, cảm nhận vị chát, ngọt, cùng âm hưởng làn điệu câu hát… sẽ là trải nghiệm thi vị dành cho du khách thập phương.

4. Hồ Núi Cốc 

Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên. Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè) sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc.
Hồ Núi Cốc - du lịch Thái Nguyên
Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động, dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như:
  • Du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo.
  • Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc – nàng Công).
  • Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.
Công-viên-nước-Hồ-Núi-Cốc-du-lịch-Thái-Nguyên
Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp, giá cả hợp lý… Trong nhiều năm nay, hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ tham quan hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

5. Chùa Thác Vàng

Chùa Thác Vàng - du lịch Thái Nguyên
Chùa được đặt trong lòng pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 45 m. Nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Núi Cốc. Ngôi chùa gắn với Truyền thuyết Tiên ông chỉ vàng. Chuyện xưa kể rằng:
Có vợ chồng ông lão nghèo, nhưng rất thương yêu nhau. Ông lão hằng ngày vào rừng đốn củi, hái lượm và săn bắn. Còn bà lão ở nhà nuôi con, quay tơ và dệt vải. Dù vậy, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó trong vùng. Rồi một ngày, ông lão ốm, không còn sức vào rừng được nữa. Một đêm, trời động, sấm rền vang, mưa xé lá rừng, thác tuôn trào khe núi.
Tiên ông đã hiện về, chỉ cho ông ngọn núi và nói rằng: Con cố đào sâu nơi đây, trời Phật sẽ giúp con đỡ khổ, vì con đã có công cứu giúp mọi người. Khi tỉnh giấc, ông lão đã kể cho bà lão nghe về giấc mơ của mình. Sáng ra, ông cố gượng dậy, tới mỏm núi tiên ông đã chỉ. Ông gắng đào, gắng đào… cho tới lúc một dòng nước mát chảy ra, lạ thay cùng với dòng nước là những hạt vàng lấp lánh.” 
Chùa Thác Vàng” cũng chính là ngôi chùa huyền thoại mà vợ chồng ông gắng dựng lên để tạ ơn trời Phật và đã hiển linh từ đó.

6.  Khu Thương mại & Du lịch Dũng Tân

Đến với Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân, du khách được
  • Tận hưởng không khí trong lành, chất lượng dịch vụ hoàn hảo,
  • Thỏa sức chiêm ngưỡng và mua sắm các sản phẩm tranh đá quý, đá phong thủy, đá tự nhiên
  • Hòa mình vào khung cảnh ấn tượng của khu sân vườn Nhật Bản, công viên đá, hồ cá Koi độc đáo
  • Vườn sinh thái cây cảnh, quy tụ các loại cây quý hiếm của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Tại đây được đầu tư rất nhiều tiểu cảnh đẹp, là nơi chụp ảnh cưới dã ngoại được nhiều cặp vợ chồng sắp cưới yêu thích.
Dũng-Tân-du-lịch-Thái-Nguyên
Để đáp ứng nhu cầu vui chơi của các bé, Dũng Tân đã kết hợp với Đồ chơi Kinh Bắc lắp đặt một khu vui chơi liên hoàn trong nhà bao gồm rất nhiều trò chơi vô cùng thú vị. Thiết kế nhà liên hoàn độc đáo và mới mẻ. Khu vui chơi hứa hẹn là một điểm đến thú vị cho khách du lịch và các em nhỏ.

7. Trại Ngựa Bá Vân 

Nếu bạn mê mẩn hình ảnh những chú ngựa dũng mãnh tung vó trên thảo nguyên. Hãy tới ngay trại ngựa Bá Vân ở Thái Nguyên. Tận mắt chiêm ngưỡng bạn còn có thể tìm đến địa điểm có “một không hai”: Trại ngựa Bá Vân.
Cách trung tâm Thái Nguyên chừng 7km. Trang trại ngựa Bá Vân tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn của Tp. Sông Công. Đây là nơi nghiên cứu, phát triển và sinh trưởng loài ngựa lớn nhất tại Việt Nam. Với khí hậu trong lành, mát mẻ và thoáng đãng, nơi này rất thích hợp để chăn nuôi và phát triển nguồn thức ăn sạch, phù hợp với loài ngựa. Bên cạnh đó trang trại hoang sơ và tự nhiên với đồng cỏ rậm rạp trở thành địa điểm tuyệt vời cho những vó ngựa tự do phi mã, tung hoành và hí vang.
Trại Ngựa Bá Vân Sông Công - du lịch Thái Nguyên
Hàng ngày, ngựa sẽ được thả vào một khoảng thời gian cố định. Đó cũng là lúc mà du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng những chú ngựa tung tăng gặm cỏ. Cảnh vật đẹp bên hồ nước hay chạy nước kiệu trên cánh đồng cỏ bát ngát. Cảm giác như bạn đang ở thảo nguyên Mông Cổ xa xôi chứ không phải ở Thái Nguyên.
Mục đích chính của trại ngựa mở ra nhằm sản xuất ngựa cho cả nước. Nhưng nhờ đó mà mọi người có thêm một điểm đến độc lạ. Có thêm trải nghiệm về vùng đất Thái Nguyên khoáng đạt. Những chú ngựa được tự do hoạt động, tung vó trên khoảng đất rộng.

8. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam là một thiết chế văn hoá được xây dựng từ năm 1960. Nằm giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Cách thủ đô Hà Nội hơn 80 km về phía Bắc. Là một trong 7 bảo tàng quốc gia của Việt Nam.
Bảo-tàng-văn-hóa-các-dân-tộc-Việt-Nam-du-lịch-Thái-Nguyên
Hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã hoàn chỉnh. Với hệ thống 5 phòng trưng bày được xây dựng trên cơ sở nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hoá vùng. Giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú. Bao gồm một gian long trọng và hệ thống 6 vùng văn hóa 5 phòng trưng bày.
  • Phòng số 1: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (Việt, Mường, Thổ, Chứt)
  • Phòng số 2: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y)
  • Phòng số 3: Trưng bày văn hóa các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ H’mông – Dao (H’mông, Dao, Pà Thẻn), nhóm ngôn ngữ Ka Đai (La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La).
  • Phòng số 4: Trưng bày văn hóa 21 tộc người nhóm ngôn ngữ Môn Khơ mer (Ba Na, Brâu, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H’rê, Kháng, Khơ mer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng).
  • Phòng số 5: Trưng bày văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu).
6 vùng văn hóa được trưng bày ngoài trời với sự mô phỏng chính xác cao về kiến trúc, cuộc sống hàng ngày của người dân tại các vùng miền của tổ quốc. Mỗi vùng văn hoá đều có không gian tổ chức lễ hội, có cấu trúc cảnh quan vùng và có một ngôi nhà cụ thể, mang tính nguyên gốc:
  • Văn hoá vùng núi cao phía Bắc
  • Văn hoá vùng Thung lũng
  • Văn hoá vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ
  • Văn hoá miền Trung – Ven biển
  • Văn hoá vùng Trường Sơn – Tây Nguyên
  • Văn hoá vùng Đồng Bằng Nam Bộ
Với trên 4.500 tài liệu hiện vật gốc, phim ảnh, 335 tài liệu khoa học bổ trợ và 1.400 tài liệu chữ viết. Hệ thống trưng bày của Bảo tàng đã tái hiện được cảnh quan cư trú và đời sống văn hoá tộc người. Đến với Thái Nguyên, bạn nên đến thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Để hiểu thêm về văn hóa, nét đặc trưng và vẻ đẹp cũng như điểm khác biệt giữa các dân tộc.

9. Đền Đuổm

Đền Đuổm là ngôi đền thờ Dương Tự Minh – một vị tướng người Tày, phò mã nhà Lý. Người có nhiều công trạng bảo vệ tổ quốc. Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc. Là một quần thể gồm các đền thờ do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự nhiên.
Đền-Đuổm-du-lịch-Thái-Nguyên
Hội đền Đuổm được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội quan trọng của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương cũng như đối với các đơn vị hành chính kế cận. Đền Đuổm là một điểm sáng về du lịch của huyện và tỉnh Thái Nguyên. Không chỉ trong dịp Tết mà cả những thời điểm quan trọng khác trong năm.

10. Hồ Vai Miếu (hay Hồ Gò Miếu)

Dưới chân núi Tam Đảo, ở giữa ngọn núi cao nhất nổi lên màu xanh thẳm của hồ Gò Miếu thơ mộng. Ở vị trí này từ rất xa xưa nhân dân trong vùng đã đắp một con đập gọi là Vai Miếu để lấy nước tưới ruộng. Tiếng địa phương vai là phai (đập), Vai Miếu là cái vai bên cạnh cái miếu thờ thần. Quả đồi có ngôi miếu gọi là Gò Miếu. Đi trên thuyền, du khách sẽ được nghe người dân địa phương kể một huyền thoại về hồ Gò Miếu và vùng đất Ký Phú.
Hồ-Gò-Miếu-Hồ-Vai-Miếu-du-lịch-Thái-Nguyên
Huyền thoại kể rằng:
“Xưa kia vùng đất Ký Phú nghèo lắm, nhưng Tết đến mọi nhà vẫn gói bánh chưng Tết và vui xuân. Vị thần ở Ký Phú có một cái nồi đồng lớn để ở đáy vực, ai muốn mượn về luộc bánh cứ việc đến khấn là nồi nổi lên. Luộc xong bánh phải mang trả nồi và để vào trong nồi một cái bánh gọi là lễ tạ. Cứ thế thỏa thuận giữa thần và người, dân trong vùng không ai phải lo nồi luộc bánh ngày Tết. Thế rồi trong vùng, có một lão nhà giàu nhưng tham lam keo kiệt khi đem trả nồi đã đặt vào trong một chiếc bánh gói bằng đất. Từ đó nồi đồng lặn mất, cầu khấn mãi cũng không nổi lên.”
Hóa ra làm ăn với người hay với thần cũng phải thành thật. Câu chuyện như một lời răn dạy từ ngàn xưa vọng về không bao giờ là xưa cũ trong cuộc sống hôm nay.

11. Suối Đát Đắng

Suối Đát đắng thuộc xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. Cách trung tâm Tp. Thái nguyên khoảng 45km. Đát Đắng khá xa đường quốc lộ, chính vì thế mà điểm hấp dẫn của nơi này chính là cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên. Được đắm chìm trong những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt. Trong một bầu không khí trong lành, mát mẻ, và những dòng thác tuôn chảy.
Suối-Đát-Đắng-du-lịch-Thái-Nguyên
Vào Đát Đắng, bạn sẽ cảm thấy như lạc vào một không gian hoàn toàn mới. Thoát khỏi cái ồn ã, xô bồ nơi phố thị. Hít thở không khí trong lành và cảm nhận âm thanh núi rừng đang ở quanh, hòa mình vào thiên nhiên. Dòng thác từ trên cao đổ xuống bọt tung trắng xóa, luồn qua những khe đá tai mèo rồi đổ xuống. Nước từ trong khe núi chảy ra trong vắt, mát lạnh, giữa cái thời tiết oi ả, chói chang của mùa hè. Được ngâm mình trong dòng thác trong veo thì không gì thú vị bằng.

12. Suối Cửa Tử

Suối Cửa Tử nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Xã nằm ở phía tây của huyện và thuộc vùng núi Tam Đảo, tiếp giáp với đỉnh cao nhất của dãy núi này (1.590 m). Đây cũng là xã ngã ba ranh giới giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Một dòng suối chảy từ dãy Tam Đảo xuống, dọc theo chiều dài của xã rồi đổ vào sông Công, đó là Cửa Tử. 
Suối-Cửa-Tử-địa-điểm-du-lịch-Thái-Nguyên
Cửa Tử thực chất là một con suối trải dài, hấp dẫn. Những bạn trẻ ưa khám phá bởi sự hoang sơ, thất thường của dòng suối. Sở dĩ gọi là Cửa Tử bởi vì ở đây chỉ có duy nhất một đường lên xuống. Nước suối lại cao thấp thất thường theo lượng mưa, nên ít người có thể khám phá hết con suối.

13. Bản Tèn ngắm và chụp ảnh cùng hoa Tam Giác Mạch trái mùa

Hãy đến để hòa mình trong không khí ngọt lạnh vùng cao núi đá. Những trải nghiệm tuyệt vời đang chờ các bạn khám phá… Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ – thủ phủ hoa tam giác mạch trên mảnh đất Thái Nguyên. Là một điểm đến mới nổi tại Thái Nguyên, bạn nên đến Bản Tèn vào mùa Hoa Tam Giác Mạch. Nếu cảm thấy đi Hà Giang quá xa xôi hoặc không không có nhiều thời gian.
Bản Tèn - du lịch Thái Nguyên
Lễ hội văn hóa dân tộc Mông thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 3 dương lịch hàng năm. Bên cạnh những trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào như đẩy gậy, chơi cù, kéo co, chọi chim. Thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và người dân chính là những cánh hoa tam giác mạch. Công sức lao động của bà con dân tộc Mông nơi đây đã tạo bức tranh nhiều sắc màu. Những cánh hoa trắng, hồng đều tăm tắp, trổ hoa đồng thời. Từ xa tựa như từng dải lựa đào ôm quanh những ngọn núi mây phủ. 
Dải hoa tít tắp chân trời, đủ sức để lôi cuốn bất cứ ai đứng trước khung cảnh đó. Đồng bào Mông bản Tèn đã mất rất nhiều công sức, hàng năm trời nỗ lực không ngừng nghỉ. Từ lúc trồng thử nghiệm đến hôm nay, bạt ngàn cánh đồng hoa tam giác mạch.

14. Chùa Hang

Chùa Hang thuộc xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Chùa Hang - du lịch Thái Nguyên
Đây là một quần thể gồm: Hang Trên, miếu Mẫu, nhà Tam quan, Hang Dưới. Trong hang có nhiều nhũ đá với hình dáng đa dạng. Điểm độc đáo của hang là bên trong có nhiều điểm nước chảy lâu ngày tạo nên những “ruộng cô tiên”. Ngoài ra còn có bàn thờ Phật, một tấm bia cổ thời Nguyễn và một quả chuông cổ. Di tích Chùa Hang còn gắn với sự kiện lịch sử, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hằng năm lễ hội Chùa Hang được tổ chức vào ngày 14/15 tháng giêng âm lịch, thu hút khách du lịch đến dâng hương tham quan và vãn cảnh chùa.

15. Làng Nhà sàn Thái Hải

Nằm ở xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, tỉnh Thái Nguyên. Làng nhà sàn Dân tộc Thái Hải là thành quả tâm huyết của những người con dân tộc xứ Thái. Với việc bảo tồn những giá trị dân tộc Tày, Nùng. Góp phần gìn giữ và phát triển bền vững cộng đồng người dân tộc xứ Thái. Với quần thể hơn 30 ngôi nhà sàn dân tộc Tày, Nùng nguyên bản từ An toàn khu (ATK) Định Hóa. Có tuổi đời ít nhất nửa thế kỷ, được phục dựng. Trong không gian quy hoạch hơn 70ha xanh tươi bởi núi đồi và cỏ cây. Nhưng không chỉ đơn giản là những ngôi nhà sàn. Là sức sống văn hóa được bảo tồn, lưu giữ như bao đời ông cha truyền lại.
Làng-nhà-sàn-Thái-Hải-du-lịch-Thái-Nguyên

Đến với Làng nhà sàn Thái Hải, bạn có thể tham gia các chương trình như:

  • Tham quan, trải nghiệm và khám phá bản làng nhà sàn dân tộc. Gợi nên trong lòng những rung cảm đẹp và khai phá những điều lý thú!
  • Nghỉ ngơi thư thái trên những ngôi nhà sàn dân tộc có tuổi đời ngót nghét cả trăm năm. Giữa không gian thiên nhiên tươi xanh, rộng lớn!
Làng-nhà-sàn-Thái-Hải-đêm-lửa-trại-du-lịch-Thái-Nguyên
  • Thưởng thức ẩm thực dân tộc với những món ăn độc đáo núi rừng. Chỉ thử một lần ta sẽ mãi không quên!
  • Tham gia những lễ hội của người dân tộc Nùng, Thái. Hò reo vui hội, cùng đánh đu, ném còn; nắm tay nhau trong ánh lửa bập bùng. Hát ca, nhảy múa bên sức sống của núi rừng, cho lòng người rạo rực hoan ca!
Chi tiết bể tách mỡ tại Thái Nguyên:http://ogieo.com/san-pham/be-tach-mo-cong-nghiep/