Nước thải resort từ các hầm tự hoại và từ các nhà bếp, nhà hàng của các khu vực trong khu nghỉ dưỡng được gom theo hệ thống thoát nước chạy đến hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Song chắn rác. Nước thải chảy vào mương dẫn, tại đây có đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn như bao nylon, bông băng, giấy vụn… nhằm tránh gây hư hại hoặc tắt nghẽn bơm và các công trình tiếp theo.
Bể tách mỡ dầu. Do nước thải resort phát sinh từ khu vực nhà ăn có chứa một hàm lượng dầu mỡ, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật trong nước. Do đó, nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ tách ra định kỳ hút bỏ theo qui định.
Bể điều hòa. Là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục. Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước).Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải resort. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.
Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể sinh học kị khí.
Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể sinh học kị khí.
Bể anaerobic. 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ là: thủy phân, acid hóa, acetic hóa, methane hóa. Trong 3 giai đoạn thuỷ phân, acid hóa và acetic hóa, COD hầu như không giảm, COD chỉ giảm trong giai đoạn methane. Thực hiện quá trình khử Nitrate và khử một phần các hợp chất hữu cơ.
Bể Anoxic. Trong nước thải, có chứa hợp chất Nito và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa NO3- → NO2- → N2O → N2↑
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa NO3- → NO2- → N2O → N2↑
Bể Aerotank. Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải.
Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nếu dùng biện pháp tác động vào như: sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật.
Bể lắng. Nhiệm vụ lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.
– Nước thải được dẫn vào ống trung tâm của thiết bị. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở thiết bị lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%. Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm một phần về bể sinh học và lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước qua bể lọc.
– Nước thải được dẫn vào ống trung tâm của thiết bị. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở thiết bị lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%. Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm một phần về bể sinh học và lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước qua bể lọc.
Bể lọc. Lọc những cặn bẩn có kích thức nhỏ hơn mà tại bể lắng chưa lắng được. Tiếp theo, nước được dẫn qua bể khử trùng.
Bể khử trùng. Tại đây Chlorine được châm vào nước với nồng độ và liều lượng thích hợp nhằm tiêu diệt các vi khuẩn và ấu trùng vi sinh vật gây hại. Nước đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
Bể chứa bùn. Giữ và tách bùn lắng. Bùn sẽ định kỳ chở đi đổ bỏ hoặc chôn lấp. Phần nước sau khi tách cặn sẽ được đưa trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Ưu điểm của công nghệ AAO
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải resort |
Công nghệ AAO được ứng dụng xử lý các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…
- Chi phí vận hành thấp.
- Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm.
- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét